VITOURCO-HANOI BRANCH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh

Go down

Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh Empty Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh

Bài gửi  vitourco_68 Fri Nov 30, 2007 10:46 am

Phần 1

Chiều ngày 11/9, tôi ngỡ ngàng khi nhận được một cú điện thoại. Khi nghe phía đầu dây bên kia nói “Đây là cảnh sát của thành phố Nobeoka” tôi tự hỏi: Không biết mình đã mắc “Tội” gì đây mà lại để cảnh sát hỏi thăm đến như vậy.



Khi nghe xong đầu đuôi câu chuyện, tôi mới biết: Cảnh sát Nobeoka đã bắt được hai tu nghiệp sinh Việt nam cư trú bất hợp pháp trong lúc đang tham gia lấy trộm đồ của một cửa hàng. Ngày mai, đại diện cơ quan xuất nhập cảnh từ thành phố Kagoshima (là nơi phụ trách hai tỉnh Kagoshima và Miyazaki) sẽ lên làm rõ các vấn đề về việc cư trú bất hợp pháp này, và họ đang cần một phiên dịch. Thực ra, tôi chẳng thú vị lắm khi nhận công việc này. Nhưng khi ông cảnh sát trưởng thiết tha nói: Mong anh cố gắng giúp, vì ở chỗ chúng tôi rất hiếm người Việt có thể phiên dịch được, chúng tôi lại đang rất gấp để hoàn thành các thủ tục xử lý với các tu nghiệp sinh người Việt này. Tôi đành phải nhận lời.

Hôm sau, khoảng 11h trưa, ông Uchino và ông Nomura thuộc cơ quan xuất nhập cảnh đón tôi rồi đi ngược lên phía Bắc gần 3 tiếng xe hơi mới đến thành phố Nobeoka. Dọc đường đi, hai ông cho tôi biết: Hai tu nghiệp sinh này đã bị cảnh sát bắt được hơn một tháng rưỡi và chờ ngày ra toà vì tội danh trộm đồ ở cửa hàng, các ông chỉ lên làm thủ tục để nếu khi hai người đó không phải ngồi tù thì sẽ trục xuất về Việt nam. Hai ông còn cho biết thêm: Nhật bản đang xử lý nhiều trường hợp người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Philinpin, Thái lan... số người Việt nam vẫn còn ít, nhưng gần đây đang tăng lên. Chủ yếu là những tu nghiệp sinh sang làm việc tại Nhật bản rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp.

Hiện nay, Nhật bản là nước có dân số đang già đi nhanh và thiếu lao động. Nhất là những việc lao động thủ công. Chính vì vậy Nhật bản đã và đang thực hiện chương trình nhập khẩu lao động. Tuy nhiên, pháp luật Nhật bản chưa cho phép “Nhập lao động”, nên họ chuyển sang thành “Tu nghiệp sinh”. Các tu nghiệp sinh từ các nước có nhiều nhân công rẻ nhưng bù lại họ lại cần cù lao động, trong đó có Việt nam, nhưng thực chất là đến lao động ở những xí nghiệp của Nhật bản, chủ yếu là ngành may mặc quần áo.

Mời các bạn theo dõi tiếp Phần 2.
vitourco_68
vitourco_68
Hóng hớt
Hóng hớt

Tổng số bài gửi : 105
Age : 48
Registration date : 23/11/2007

http://vitourco-hn.tk

Về Đầu Trang Go down

Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh Empty Phần 2

Bài gửi  vitourco_68 Fri Nov 30, 2007 10:47 am

Người đầu tiên mà ông Nomura thẩm vấn tên là N.Q.C, quê ở Thanh Hoá, sinh năm 1972. T bị cảnh sát còng tay dẫn vào. Một tháng rưỡi bị giam giữ nhưng C trông vẫn thoải mái, trắng trẻo và nom ngoại hình rất “anh chị”. Có lẽ trong thời gian bị giam giữ không được hút thuốc chăng nên khi cảnh sát cởi còng tay ra, C nhờ nói hộ xin thuốc lá hút và rít những hơi sâu, dài tưởng như cơn “ghiền” đã bị dồn nén quá dài.

C sang Nhật ngày 20/7 năm 2000, theo chương trình tu nghiệp sinh hai năm ở một xí nghiệp may quần áo tại thành phố Nobeoka. Trước thời gian xin gia hạn, C đã “lặn” mất tăm. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao bỏ trốn, C “thành thật” khai báo rằng, vì đã cùng “ bạn gái” cũng là tu nghiệp sinh tên là N. T. V lấy trộm một chiếc máy vi tính xách tay ở một cửa hàng điện tử về “cho em gái học”. Sau đó bị phát hiện, cả hai đã cùng bỏ trốn. Ông Nomura hỏi: “Bạn gái à, thế bây giờ cô ta ở đâu?”. C lễ phép trả lời: Em không biết ạ, vì sau khi cùng lên Nagoya, N.T.V đã ‘chủ động” chia tay em để cặp với một đại ca đã có 4 năm ‘kinh nghiệm” quản lý người bỏ trốn”. “Thế anh biết địa điểm đó không?”, “Dạ, không biết ạ, em đã “quên” mất chỗ đó rồi vì không đọc được tiếng Nhật bằng chữ Hán”. C khai tiếp với ông Nomura: Ngày 23/7/2001, sau khi trốn lên “Căn cứ địa” Nagoya ở miền trung nước Nhật, C cùng ba tu nghiệp sinh khác quay về Nobeoka để gặp giám đốc xí nghiệp để C “tiếp tục xin được làm việc”, khi chưa gặp giám đốc vì ông đi công việc vắng, C. và một người khác trong nhóm đã bị bắt gọn tại cửa hàng, còn hai người kia đã tẩu thoát bằng ôtô. Tôi hỏi: Có bằng lái xe không? C hồn nhiên: Làm gì có hả anh, cứ lên xe, đeo dây an toàn vào là lái được liền. Em lái cả năm nay rồi. Tôi nghe mà rùng cả mình, đúng là “ coi trời bằng vung”. C có biết đâu rằng tuy ở Nhật ôtô cũ rất rẻ và có thể xin được, cảnh sát cũng ít khi kiểm tra, nhưng nếu khi bị bắt vì gây tai nạn thì có lẽ rằng cuộc đời cũng có nghĩa “Chấm dứt” luôn. Người Nhật luôn rất thận trọng khi lái xe ôtô, không dám uống rượu bia, thậm chí chỉ một chút khi lái xe. Vì ở Nhật sẽ phạt rất nặng khi gây tai nạn, đặc biệt nếu đâm chết người. Họ phải mua bảo hiểm vì khi lỡ gây tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ trả cho phần lớn tiền bồi thường. C cũng đâu co biết “Giá” một người Nhật là khoảng 1-2 oku yên (12- 25 tỉ) tiền VN nếu họ bị đâm chết khi tai nạn. Với giá ấy thì thậm chí mua bảo hiểm, đời người gây tai nạn cũng coi là “Chấm dứt” vì làm việc cả đời cũng khó trả hết nợ. Nay mình không bằng lái xe, không bảo hiểm, lại cư trú bất hợp pháp, nếu gây tai nạn thì sao? Đó là điều mà C không hề biết. Tôi thiết nghĩ đây cũng không phải là lỗi hoàn toàn của C, mà các cơ quan chức năng trước khi tuyển người đi làm việc cần giáo dục rõ những điều về luật pháp của nước sở tại để người nước mình còn có thể biết, điều đó có thể có tác dụng tích cực đến các hậu quả xấu mà người lao động có thể mắc phải. C nói: Tiếc quá, đằng nào cũng phải về nước nhưng phải về sớm quá. Ông Namura nghiêm giọng: Còn phải đợi ngày ra toà đã, nếu quyết định phải đi tù thì sau khi hết hạn tù mới được về VN. C cúi mặt thở dài... Cuối cùng khi ông Uchino vào xác định lại những điều mà T khai là đúng, và hỏi có nguyện vọng gì không? C “ sôi nổi”, nếu không bị phạt tù, ông giám đốc xí nghiệp nhận em lại, em sẽ hứa chăm chỉ làm việc, và không “tái phạm” nữa. Ông Uchino trả lời: Điều này là không thể được.


Còn tiếp
vitourco_68
vitourco_68
Hóng hớt
Hóng hớt

Tổng số bài gửi : 105
Age : 48
Registration date : 23/11/2007

http://vitourco-hn.tk

Về Đầu Trang Go down

Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh Empty Phần 3

Bài gửi  vitourco_68 Fri Nov 30, 2007 10:53 am

Người thứ hai được cảnh sát dẫn vào tên là T.D.T, khác với C thi T trông rất “công tử”. Vừa thấy có người VN, T đã nước mắt lưng tròng “Anh ơi, em bị oan, anh nói với họ là em không phạm tội”. Qua dòng kể tôi biết T sinh năm 1977, đã tốt nghiệp ĐH và nhà ở Thanh Trì, Hà nội. Sang Nhật tháng 7 năm 1999, đang làm việc ở một xí nghiệp dệt may ở tỉnh Gifu (Miền Trung nước Nhật), đã được gia hạn một năm, đang trong thời gian xin gia hạn tiếp thì bị bắt. Tôi tự hỏi: Làm sao mà T đang ở tỉnh Gifu lại bị bắt ở tận một tỉnh miền nam xa xôi này. T kể: ngày 21/7/2001, nhân được nghỉ 2 ngày, em cùng C, và hai người nữa, trong đó có một người cùng xí nghiệp của em, và một người nữa em không biết (?) xuống Nobeoka chơi. C nhóm vào một cửa hàng điện tử vắng người. Hai “đồng đội” kia tranh thủ “chôm” một camera rồi tẩu thoát, còn bọn em không chạy kịp bị giữ lại. T giải thích thêm:”Em không biết là họ định lấy trộm đồ, nhưng khi vào cửa hàng thì chủ cửa hàng đã nghi, báo sẵn cho cảnh sát. Khi hai người kia bỏ chạy thì đúng lúc cảnh sát ập vào. Họ tắt điện và đóng cửa điện tử lại làm bọn em không thể chạy được. Kết quả camera chống trộm của cửa hàng cho thấy em và C không hề có ý định trộm đồ. Nhưng cảnh sát vẫn cứ còng tay về. Không biết khi nào em mới được thả ra đây”. Nghe xong, ông Nomura giải thích, chúng tôi chỉ là bên cơ quan xuất cảnh nên không rõ chuyện này, anh nghĩ là mình không có tội nhưng cảnh sát lại nghĩ vậy. Phải đợi đến khi ra toà, có luật sư nữa, anh cứ trình bày cụ thể rồi toà xem xét. Anh đã vi phạm ở quá thời gian tại Nhật. Tôi chỉ làm thủ tục cho anh về nước”. Nói đến chữ “về nước”. T hỏi ngay, tại sao vậy? Em không phạm tội, tại sao phải về nước? Ông Nomura giải thích: “Thực ra trường hợp của anh đang được Bộ tư pháp xem xét gia hạn vì công ty đã làm hồ sơ cho anh gửi đi từ ngày 6/6/2001, nhưng vì anh bị bắt nên Bộ tư pháp đã từ chối không gia hạn cho anh. Thời gian của anh ở Nhật đến ngày 20/7 đã hết, căn cứ theo luật định, anh đã ở Nhật quá thời hạn và sẽ bị trục xuất khỏi nước Nhật, nếu như toà tuyên bố anh vô tội”. T hỏi: “Nếu tôi làm đơn trình bày liệu ông GĐ xí nghiệp có nhận tôi không?” Ông Nomura trả lời ngay” Không thể được, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã ký giấy không chấp nhận gia hạn cho anh, chính vì vậy nếu anh được toà tha bổng, anh sẽ phải trở về nước ngay.”

Nghe nói vậy, T thõng xuống, nước mắt lưng tròng:”Anh ơi, thế là mất hết cả rồi, làm việc ở đây quần quật, lương tháng được 8 vạn yên (khoảng gần 700USD) thì công ty giữ mất một nửa, em chỉ được cầm một nửa. Nay nếu phải về coi như số tiền ấy cũng mất, ngoài ra em còn phải đặt cọc ở VN hơn 4000USD(?). Chạy được sang bên này khó lắm. Thế là coi như mất trắng anh ạ. Tôi hỏi: Thế tại sao tu nghiệp sinh lại trốn? T trả lời: Trốn nhiều lắm anh ạ, ai cũng muốn trốn, vì làm trong xí nghiệp mỗi tháng chỉ được bằng ấy tiền. Ra ngoài làm sống tự do, tiền nếu cố gắng sẽ kiếm được khoảng 20 vạn yên, trừ tiền ăn và nhà ở thì vẫn còn khoảng gần 1000USD. Thường người Nhật bố trí các tu nghiệp sinh ở các xí nghiệp trong những vùng xa xôi, hẻo lánh, xa thành thị để đề phòng trốn chạy, nhưng họ trốn được hết. Khi họ trốn ra đều có người liên hệ giúp với các ‘đại bàng’ người Việt, người Nhật đều có cả để quản lý việc này. Đàn ông thì làm đủ mọi thứ việc có thể, vì người đang sống bất hợp pháp nên tiền lưng trả rẻ, chỉ bằng nửa lương người bình thường, tuy vậy vẫn cao hơn làm trong xí nghiệp nhiều. Ở xí nghiệp, muốn làm thêm ban đêm, phải xin mãi họ mới cho mà mỗi giờ chỉ được trả 300 yên (khoảng 35 ngàn VNĐ), trong khi đó những việc như rửa bát, khuân vác...ở ngoài cũng được trả từ 700-1000 yên, nhiều khi còn cao hơn. Trốn ra ngoài một tháng bằng làm trong xí nghiệp cả một năm. Nếu trốn “khéo” vài năm sau mà bị bắt thì cũng chỉ bị về là cùng. Họ chỉ giam khoảng hai tuần rồi đưa về. Em không may bị bắt khi đi cùng nhóm trộm đồ nên bị giam một tháng rưỡi nay rồi. Nghe nói toà đến 22/10 mới được xử. Em khổ quá anh ơi”. Ông Nomura quay sang nói với tôi: Đúng là trường hợp cậu này không may, nhưng không biết làm thế nào vì nếu cứ chiếu theo luật thì phải vậy. Ngoài ra cảnh sát còn đang lùng bắt hai người chạy trốn kia thì vấn đề mới rõ được.


Còn tiếp
vitourco_68
vitourco_68
Hóng hớt
Hóng hớt

Tổng số bài gửi : 105
Age : 48
Registration date : 23/11/2007

http://vitourco-hn.tk

Về Đầu Trang Go down

Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh Empty Phần cuối

Bài gửi  vitourco_68 Fri Nov 30, 2007 10:54 am

Sau đó, một người cảnh sát đem mấy lá thư vào nhờ tôi xem hộ nội dung. Thư đầu tiên là của T viết cho mẹ, nội dung kể lại việc đã xảy ra và mong mọi người đừng quá lo lắng vì T vẫn khoẻ, nhưng đang phải đợi ngày ra toà. Hai lá thư sau là của mẹ T và chị T gửi đến. Mọi người đều lo lắng vì không biết tình hình T thế nào. T đã viết một lá thư ngắn về nhà nhưng phải bằng tiếng Nhật vì cảnh sát không biết tiếng Việt. Vốn tiếng Nhật có hạn do không có điều kiện học, giao tiếp, nên T cũng không viết được nhiều. Lá thư mẹ T gửi cho cảnh sát vẫn chưa cho đọc vì họ không biết nội dung. Ông Uchino giải thích: Đó là qui tắc vì cảnh sát muốn biết nội dung những là thư đó là gì trước khi được gửi đi hoặc đọc, vì họ sợ những là thư đó nói sai sự thật. Sau khi T được nhận các bức thư của nhà và được gửi thư về nhà. Có một chi tiết mà tôi phải nói với T là: Trong thư của chị gái T nói là có bạn gái đã từng là tu nghiệp sinh ở Nhật, quen biết khá nhiều người và có thể “Chạy” cho T. Chuyện này ở Nhật rất khó xảy ra, và đặc biệt với người nước ngoài. Không biết ai có thể “chạy” nổi đây. Không khéo thì gia đình T lại “Tiền mất, tật mang”. T khóc ”Em cũng biết rồi, pháp luật của họ nghiêm lắm, vi phạm là cứ thế họ xử thôi, không xin được đâu, em chỉ mong sớm được toà làm minh bạch để trở về nước sớm và làm lại từ đầu như lời mẹ em viết trong thư thôi”.

Cả C và T đều có mối quan tâm hỏi đến số tiền mà xí nghiệp giữ lại trong thời gian họ làm việc trong xí nghiệp. Nếu trốn hoặc như trường hợp của T (khoảng 8000USD do xí nghiệp giữ nửa lương) thì liệu có nhận lại được không? Khi về họ có phải tự trả tiền vé máy bay về không? Ông Uchino trả lời: Theo nguyên tắc thì số tiền này là của họ, nhưng ông phải hỏi lại phía Giám đốc công ty để xem lại bản hợp đồng, xem các điều luật trong đó như thế nào nhưng nói chung khả năng được nhận lại là khó. Vé máy bay cũng vậy, khả năng đựợc công ty trả cho vé về nước là cũng khó. Ông chỉ có thể trả lời vào dịp tới.

Nhìn C và T bị còng tay lủi thủi bước đi, lòng tôi cũng nặng trĩu, họ thật vừa đáng thương, vừa đáng tội. Trường hợp bỏ trốn như C và T thực ra rất nhiều, có thể làm cho VN sẽ mất thị trường lao động Nhật bản, Hàn quốc.. như báo chí đã từng đưa. Ngoài ra các trường hợp bỏ trốn rồi phạm tội cũng không phải là ít. Phía VN cần phải có những điều khoản xử phạt rõ ràng hơn đối với người lao động để giảm bớt những trường hợp bỏ trốn, cũng như cần giáo dục cho người lao động biết về luật pháp của nước sở taị để hạn chế bớt những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Mặt khác, phía VN và phía Nhật bản cũng cần có một bộ phận chuyên trách để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi lao động ở nước ngoài. Đặc biệt khi họ bỏ trốn hoặc phạm pháp bị bắt lại để có thể tránh khỏi những trường hợp thiên vị đáng tiếc với người nước ngoài có thể xảy ra. Tôi vẫn nhớ bộ mặt nước mắt lưng tròng của T: ”Em có bị còng tay về đến tận VN không anh? Mẹ em mà nhìn thấy thế thì em chết mất”.

Compiled by BKDUAN
vitourco_68
vitourco_68
Hóng hớt
Hóng hớt

Tổng số bài gửi : 105
Age : 48
Registration date : 23/11/2007

http://vitourco-hn.tk

Về Đầu Trang Go down

Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh Empty Re: Phóng sự: Những mảnh đời tu nghiệp sinh

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết